NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CON DẤU

Các lỗi thường gặp khi sử dụng con dấu

Ngày nay, con dấu có vai trò quan trọng trong công việc khi xử lý các giấy tờ, văn bản một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên trong quá trình  sử dụng, bạn có thể gặp một số lỗi về con dấu. Đó là những lỗi gì và cần khắc phục như thế nào? Hãy cùng khắc dấu tại Quảng Ngãi tìm hiểu những lỗi thường gặp khi sử dụng con dấu.

Con dấu khi đóng bị lem mực, mực vấy bẩn, mờ.

Nguyên nhân con dấu bị lem mực có thể do đổ quá nhiều mực vào khay mực, khiến mực bị tràn dẫn đến khi đóng con dấu mực vấy bẩn xung quanh, nội dung đóng ra không được sắc nét, bị nhòe.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên tháo khay mực ra khỏi dấu, vệ sinh con dấu do mực vấy bẩn xung quanh. Sau đó dùng giấy thấm, thấm bớt mực trong khay. Khi thấm hút bớt mực trong khay dấu bạn lắp lại khay vào cán dấu và sử dụng bình thường.

Con dấu khi đóng bị mất nét, không rõ.

Dấu khi đóng bị mất nét, không rõ có thể do một số nguyên nhân sau:

Tampong mực bị lún: có thể do khay mực đã sử dụng lâu, bị lún dẫn đến tiếp xúc không đều giữa mặt dấu và khay mực nên khi đóng sẽ mất nét. Với trường hợp này để xử lý bạn có thể mua khay mực mới lắp vào hoặc thay tampong mới vào phần bông mực bị hỏng đó, tra mực và sử dụng bình thường.

Mặt dấu bị hư hỏng: trường hợp này có thể do mặt dấu va chạm với vật cứng làm biến dạng hoặc bị rách. Có thể do mặt dấu sử dụng nguyên vật liệu không đảm bảo dẫn đến bào mòn sau thời gian sử dụng. Hoặc cũng có thể do mực dấu không chính hãng chứa nhiều tạp chất không tốt với bề mặt cao su sẽ bị hỏng, tan chảy, biến dạng.

Trường hợp mặt dấu bị biến dạng, hư hỏng, rách một phần thì có một cách duy nhất là làm lại mặt dấu mới. Việc sử dụng con dấu cũ sẽ tiết kiệm nhiều chi phí tuy nhiên để có con dấu sắc sắc và độ bền hơn thì bạn nên khắc con dấu mới.

Bong mặt cao su của con dấu.

Khi sử dụng một thời gian dài con dấu có thể bị bong mặt, nguyên nhân do đỗ mực không đúng cách hay một số lỗi trong quá trình sử dụng hay nguyên nhân nào khác sẽ làm bong mặt dấu.

Để khắc phục tình trạng này bạn có thể xử lý bằng phương pháp sau:

Tách mặt dấu ra khỏi con dấu, vệ sinh mặt dấu sạch sẽ.

Với con dấu bạn nên tháo khay mực dấu ra khỏi con dấu, tránh cho khay dấu bị vướng bẩn trong quá trình vệ sinh.

Bề mặt tiếp xúc với cán dấu thì vệ sinh, bóc lớp keo cũ thật sạch, không để bám vào bề mặt sau con dấu, tránh ảnh hưởng đến độ bền giữa con dấu và cán dấu.

Phần keo tiếp xúc giữa con dấu và mặt dấu cần vệ sinh thật sạch để đảm bảo sự kết dính giữa con dấu và mặt dấu sau khi dán lại.

Vật liệu đơn giản nhất thường được sử dụng là băng dính hai mặt, nên dùng loại dày từ 1,5 – 3mm để đảm bảo con dấu đóng ra đầy đủ nét, đều mực.

Con dấu bị gãy, vỡ hộp dấu.

Đối với con dấu rơi bị vỡ không thể sử dụng được nữa thì chắc chắn bạn sẽ phải thay con dấu mới. Nếu mặt dấu còn nguyên bạn chỉ cần mua cán dấu mới và dán lại nội dung dấu cũ vào cán mới là có thể sử dụng tốt.

Với con dấu bị kẹt không đóng được, hoặc bị rơi nhưng các kinh kiện con dấu không bị gãy hay biến dạng, bạn có thể mang đến đơn vị khắc dấu hỗ trợ việc sữa chữa.

Hy vọng với bài viết về một số lỗi thường gặp khi sử dụng con dấu cùng với cách khắc phục có thể giúp khách hàng có thể tự sửa chữa và bảo quản đúng cách. Quý khách cũng có thể liên hệ dịch vụ sửa con dấu tại Quảng Ngãi 0905.52.63.74 để được tư vấn chi tiết.

Để lại một bình luận